Những thông tin thú vị về loài mối

Mối là loài côn trùng được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là những ngôi nhà sử dụng nhiều đồ gỗ và họ luôn tìm cách tiêu diệt tận gốc vì sự phá hoại của chúng. Tuy nhiên, có rất nhiều sự thật thú vị về loài mối nhỏ bé này có thể bạn sẽ chẳng tưởng tượng tới. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1.     Cấu tạo cơ thể của loài mối

1.1 Đối với hệ tiêu hóa:

+ Phần ruột trước: lỗ miệng, thực quản, mề và diều.

+ Phần ruột giữa: các ống Malpigi và ống ruột.

+ Phần ruột sau: các túi tiêu hóa phụ, trực tràng, ruột già và hậu môn.

1.2 Đối với hệ hô hấp:

Từ đốt bụng thứ 2 đến thứ 8 sẽ chứa các lỗ thở – là nơi giúp mối duy trì hô hấp. Ngoài ra, còn có thêm 2 đôi lỗ thở ở phần đốt ngực thứ nhất và thứ hai.

Trung bình mỗi con mối sẽ có tổng cộng 10 các lỗ thở.

1.3 Cơ quan cảm giác:

Mắt đơn, mắt kép và nhất là cơ quan jhonton, Jhonton nằm trên các đốt trụ của râu mối. Cơ quan này giúp mối nhận biết được kẻ địch và đồng loại khi tìm thức ăn.

Đối với cơ quan phát thanh của mối cánh sẽ có sự rung động. Sự rung này xuất phát từ giữa các tấm lưng ngực và vẫy cánh đề gọi con đực giao phối.

Ở phần đầu của mối thợ và mối lính có sự co giật. Đây là tín hiệu để các con mối báo động sự nguy hiểm sắp xảy đến cho đồng loại.

1.4 Cơ quan sinh sản:

Ở nhóm mối sinh sản, cơ quan sinh dục sẽ phát triển mạnh mẽ. Con mối đực có 2 khối tinh hoàn dính ở phía dưới tấm lưng, nằm ở đốt cuối của phần bụng.

Còn với nhóm mối cái, hai noãn sào nằm ở hai bên tấm lưng bụng, kéo dài đến đốt ngực.

Nhóm mối vô sinh cũng có cơ quan sinh dục nhưng lại không phát triển và gần như không thể sinh sản.

2.     Môi trường sinh sống, phát triển của loài mối

2.1 Đối với môi trường sinh sống:

Chúng có mặt khắp mọi nơi trên thế giới và tập trung nhiều ở vùng có khí hậu ôn đới, cận nhiệt, nơi ấm áp… Dọc phía các bờ biển, những nơi ấp thấp là địa điểm lý tưởng để mối sinh sôi và phát triển. Một số loài mối ở Bắc Mỹ thì quen sống với nhiệt độ lạnh hơn.

Theo thống kê, ở châu Âu chỉ có 10 loài mối khác nhau, nhưng ở Bắc Mỹ lại có tới hơn 50 loài. Riêng châu Phi có tới gần 1000 loài mối khác nhau. Ở Việt Nam, số lượng loài mối cũng khá đa dạng.

Mối được chia làm các loài mối đất, mỗi gỗ khô, mối gỗ ẩm…. Tất cả đều có ảnh hưởng và gây thiệt hại cho kinh tế.

2.2 Mối ăn gì để phát triển?

Cây xanh, gỗ, bìa carton… là thức ăn yêu thích của mối. Các loài cây có giá trị kinh tế cao như bạch đàn, sắn, chè… cũng trở thành thức ăn của mối đất. Vì vậy nên chúng đã gây ra không ít các thiệt hại cho con người.

Không chỉ cây xanh, gỗ, mùn cưa cũng là thức ăn của mối. Đó là lí do vì sao bạn thường xuyên thấy mối làm tổ ở tủ quần áo, giường, bàn ghế… Chúng cũng có thể ăn cả giấy, vải… gây ra không ít khó chịu cho chúng ta.

3.     Những thông tin thú vị về loài mối

3.1 Thị giác của mối lính và thợ không tốt

Đa phần mối thợ và lính đều mù vì chúng dành cả cuộc đời của mình để làm việc trong bóng tối. Từ đó chức năng thị giác của chúng bị suy giảm. Ngược lại, đối với những con có khả năng sinh sản, chúng rất cần thị lực để tìm bạn tình và xây dựng “tổ ấm” mới cho mình.

3.2   Ruột có vi sinh phá vỡ cellulose

Thức ăn chính của mối là cellulose trong gỗ, tuy vậy, chất xơ này lại khá cứng, có độ bền cao và rất khó tiêu hóa. Các vi sinh vật trong ruột lúc này có nhiệm vụ phá vỡ cellulose, giúp phân giải thức ăn tiêu hóa cho chúng.

Mối quan hệ cộng sinh giữa chúng và vi sinh vật: vi sinh sử dụng ruột của chúng là nhà. Đổi lại các vi sinh này giúp phân giải chất cellulose từ thức ăn cho chúng.

3.3   Ăn phân của nhau

Như đã nói ở trên, trước khi có thể bắt đầu công việc khó khăn là ăn cellulose từ gỗ. Các con ấu trùng hay gọi là con non sẽ ăn phân của các con mối thợ. Sở dĩ có điều này là do con non chưa có vi sinh vật phân giải cellulose trong đường ruột. Việc ăn phân của mối thợ sẽ giúp chúng có thể cung cấp đủ vi sinh vật cần thiết lấp đầy cho đường ruột.

3.4   Rất sạch sẽ

Về loài mối sống trong bùn đất, nhưng mối lại rất biết cách giữ gìn vệ sinh cơ thể. Chúng dành nhiều thời gian để chải chuốt cho nhau để kiểm soát ký sinh trùng và vi khuẩn có hại đối với cả đàn.

3.5   Môi trường sống

Môi trường sống cơ bản nhất của mối được biết đến là trong các thân gỗ. Chúng thường đục tổ trong thân gỗ và lấy nguồn thức ăn từ những đường xây tổ.

Đây là những thông tin thú vị về loài mối mà có thể bạn chưa biết, tuy vậy chúng vẫn luôn là mối nguy đối với cuộc sống của con người chúng ta, gây ra rất nhiều thiệt hại về tài sản, đặc biệt là đồ gỗ quý hiếm của bạn. Vì vậy bạn phải có các biện pháp phòng chống mối ngay từ bây giờ cho ngôi nhà của bạn.

BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO CÁC BIỆN PHÁP TỰ DIỆT MỐI TẬN GỐC TẠI NHÀ. NẾU MUỐN PHÒNG CHỐNG HOẶC DIỆT MỐI CHO NGÔI NHÀ CỦA MÌNH THÌ HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ TỐT NHẤT. SAO NAM CAM KẾT MANG LẠI CHO KHÁCH HÀNG SỰ HÀI LÒNG VỚI DỊCH VỤ UY TÍN, CHẤT LƯỢNG VÀ SỰ NHIỆT TÌNH CỦA ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN CHUYÊN NGHIỆP. HÃY GỌI NGAY 0903.341.391 ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ TỐT NHẤT.

Related posts